19:35 ICT Thứ năm, 28/03/2024

DANH MỤC

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 79

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 77


Hôm nayHôm nay : 17602

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 532044

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25895894

Liên kết Website

Phần mềm In.Test
Violympic
Kết quả học tập
IOE
Bộ GD-ĐT
Giáo án điện tử
UBND tỉnh
Sở GD-ĐT Quảng Ngãi

Tin mới nhất

Trang nhất » Tin Tức » Tổ Chuyên môn

LMS TN2
26-3

Tình hình dạy học Ngoại ngữ ở trường THPT Số 2 Tư Nghĩa.

Thứ hai - 05/03/2012 22:25
Tổ Ngoại ngữ

Tổ Ngoại ngữ

Tổ Ngoại ngữ trường THPT Số 2 Tư Nghĩa


I. Thực trạng việc giảng dạy:
1.Đội ngũ giáo viên:

- Tổ Ngoại ngữ là một tổ bộ môn có nhiệm vụ giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho học sinh bậc THPT. Lực lượng giáo viên của tổ đều đạt trình độ đại học. Hầu hết, giáo viên trong tổ đều có tinh thần làm việc nghiêm túc, nhiệt tình giảng dạy; tham gia đầy đủ mọi hoạt động của tổ,  của trường và hoàn thành mọi công việc được giao. Mỗi giáo viên có tinh thần kỉ luật lao động nghiêm túc, có thái độ hòa đồng, đúng mực trong giao tiếp với học sinh và đồng nghiệp.

- Tất cả giáo viên trong tổ luôn tích cực học hỏi nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn và cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với bối cảnh, đối tượng, chương trình giảng dạy. Sử dụng các phương tiện giảng dạy hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin  kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy nhằm  tạo sự hứng thú cho học sinh.  

Tuy nhiên, một số bài giảng chưa chuyên sâu, mang nặng phương pháp truyền thống, nặng về thuyết trình nên đôi khi bài giảng còn trầm, chưa sôi nổi và có khi còn nhàm chán, chưa tạo sự hứng thú cho học sinh.

2. Tài liệu giảng dạy:

Tài liệu tham khảo phục vụ bồi dưỡng học sinh giỏi không có,  nên giáo viên phải tự biên soạn để dạy bồi dưỡng .

3. Điều kiện giảng dạy:

Nhà trường đã trang thiết bị khá đầy đủ như đài, đĩa CD cho giáo viên thực hiện việc giảng dạy. Hầu hết các giáo viên có thể sử dụng giáo án điện tử. Tuy nhiên, các lớp học không có máy chiếu, nên không thể thường xuyên sử dụng máy chiếu giảng dạy. Điều này cũng làm cho việc thao giảng của tổ gặp khó khăn.

Đồ dùng dạy học toàn bộ đều là đồ dùng dạy học tự làm nên không có sự đồng nhất và chưa có tính hiệu quả cao .     

Lớp học có số học sinh quá đông (mỗi lớp từ 40-50 học sinh). Điều này, không phù hợp với việc giảng dạy ngoại ngữ. Vì thế, việc thực hiện các hoạt động giảng dạy ngoại ngữ như các hoạt động giao tiếp, làm việc theo cặp - theo nhóm không đạt hiệu quả cao, học sinh  không có cơ hội thể hiện mình, không có hứng thú và ý thức cao với môn học.
Ngoài ra, trình độ học sinh chênh lệch về kiến thức tiếng Anh trong lớp quá nhiều cũng cũng làm cho giờ  học không hiệu quả. Vì với những học sinh khá việc giáo viên tập trung kĩ vào phần đơn giản giúp cho các học sinh yếu nắm được bài đã  làm cho những học sinh  này cảm thấy nhàm chán không phát triển được trình độ của họ. Bên cạnh đó chưa có môi trường rèn luyện nghe, nói - trừ thời gian trên lớp-  nên việc phát triển đầy đủ khả năng nghe – nói - đọc - viết rất hạn chế  . 

4.     Thực trạng học sinh :

Hầu hết  học sinh tuyển vào trường hàng năm có năng lực quá thấp nên việc giảng dạy gặp rất nhiều khó khăn. Hầu hết các học sinh đều ngại môn học này vì đây là môn học đòi hỏi cần  nhiều thời gian, phải nắm được phương pháp học và pảhi có ý thức tự học cao. Việc học từ, luyện phát âm, cấu trúc câu, luyện nói cũng cần rất nhiều thời gian. Có thể nói, hầu hết các học sinh đều đã qua thời gian học 4 -5  năm học tiếng Anh bâch trung học cơ sở  nhưng do không tập trung học nên không còn nhớ, khi vào trường coi như không có học tiếng Anh. Rất nhiều học sinh vẫn không thể nói được một số câu cơ bản như giới thiệu tên, tuổi, nghề nghiệp. Việc học với đa số các em chỉ là đối phó. Khi kiểm tra thì nhìn bài bạn hoặc dựa vào sự may rủi phần trắc nghiệm. Nhiều em không chịu học bài và làm bài tập giáo viên giao cho.  Giáo viên đã sử dụng mọi biện pháp từ khuyến khích cho đến phạt nhưng với những đối tượng này vẫn không có chuyển biến. Hầu hết các em không dành thời gian để học bài,  ôn bài và chuẩn bị bài ở nhà nên không nắm bắt được bài khi lên lớp. Việc học sinh  thụ động tiếp thu, lười học, học yếu… ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy của giáo viên.

II. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học :

     Trước tình hình như thế, nhà trường và tổ chuyên môn đã tìm mọi biệnpháp để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn tiếng Anh. Cụ thể của những biện pháp đó như sau:

1. Về phía nhà trường:

Tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các đợt tập huấn. Từng bước đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ. Tiến hành thi khảo sát để phân chia lớp theo trình độ sinh viên (lớp khá giỏi, lớp thường) từ đó có hình thức phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả. Đây cũng chính là cách để có lực lượng học sinh thi học sinh giỏi, thi Olimpic. Không để tình trạng gần đến ngày thi mới tiến hành tuyển chọn đội tuyển. Nhà trường đã có chế độ ưu đãi khen thưởng hỗ trợ kịp thời với những giáo viên có thành tích trong giảng dạy và luyện học sinh giỏi các cấp.  

2.  Về phía giáo viên:

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, không ngừng học hỏi trao đổi kiến thức với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Tích cực học tập nhằm nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. Để giải quyết việc thiếu nguồn tài liệu, giảng viên chủ động tận dụng nguồn kiến thức trong các tài liệu có liên quan, sử dụng các tình huống trong giao tiếp hàng ngày đưa vào bài học.

Tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình của học sinh; tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh học yếu để có hướng điều chỉnh cách dạy. Hướng dẫn cho học sinh phương pháp học mới: phương pháp học bài, phương pháp soạn  và chuẩn bị bài. Tạo mọi điều kiện cho học sinh có thể trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp bằng tiếng Anh với giáo viên, khơi gợi được sự hứng thú trong các giờ học, tạo động cơ học tập tích cực cho học sinh  , đặc biệt là các học sinh  yếu kém, tạo môi trường giao tiếp ngay trong lớp học và có thể bên ngoài giờ học. Khuyến khích các em nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt nhằm nhanh chóng cải thiện vốn từ vựng. Từ đó, các em có thêm tự tin khi phát biểu. Đồng thời định hướng mục tiêu học tập cho học sinh như học ngoại ngữ để làm gì? Tăng cường trách nhiệm của giáo viên trong việc giáo dục ý thức học tập cho học sinh.Tăng cường kiểm tra việc học bài cũ, soạn bài mới của học sịnh.

Giúp đỡ học sinh tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa như hát, đóng kịch, tổ chức trò chơi bằng tiếng Anh; thực hiện ngày Hội nói tiếng Anh…. Bên cạnh đó, có thể phân chia lớp học theo từng cấp độ, thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ của học sinh  trong cả kỳ học, năm học với việc đánh giá toàn diện các kỹ năng nghe-nói- đọc - viết.

3.   Về phía học sinh  :  

Xác định đúng mục tiêu học tập , xây dựng động cơ và thái độ học tập đúng đắn.Tăng cường việc học bài cũ, soạn bài mới, chuẩn bị bài trước khi đến lớp .
Đối với học sinh yếu kém: Đặc biệt phải  học lại Tiếng Anh từ đầu cho có gốc nắm căn bản  sau đó mới học phát triển nâng cao các kĩ năng nghe- nói -đọc -viết. Đồng thời, nâng cao ý thức học tập, xác định học Tiếng Anh một cách nghiêm túc. Phải tự học bài ở nhà trước khi đến lớp, không bỏ học, lười nhác, không chờ đợi thầy cô giảng bài một cách thụ động.

Đối với học sinh khá giỏi: Cần tích cực trao dồi các  kỹ năng nghe nói đọc viết thành thạo và đặc biệt là kỹ năng   nói, tạo điều kiện tốt để các em xin những được công việc tôt, ổn định, và có thu nhập cao sau khi ra trường. Đồng thời, cũng tự học hỏi tiếng Anh trong sách, trên mạng, qua các băng đĩa hình để tự nâng cao trình độ.
 
4.   Về phía cha mẹ học sinh:

Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để nắm được tình hình học tập của con mình .
Phụ huynh quản lý giờ giấc học của con em, nắm thời gian biểu của con mình.
Phụ huynh trao đổi trò chuyện với con để theo dõi việc học tập của con.

Trên đây là những suy nghĩ của hầu hết các thầy cô đang giảng dạy tiếng Anh trong trường, có thể còn nhiều vấn đề khác còn thiếu sót chưa được đề cập đến. Tuy nhiên, với tinh thần cố gắng của toàn thể giáo viên tổ Ngoại ngữ, tổ tin rằng chất lượng môn Ngoại ngữ sẽ được nâng cao trong tương lai gần nhất.


                                                       Tổ Ngoại Ngữ

Tác giả bài viết: Đinh Thị Thu Hương - TT tổ Ngoại Ngữ

Nguồn tin: tunghia2.com

Tổng số điểm của bài viết là: 29 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: ngoại ngữ

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm điều gì ở Website này?

Đọc Tin tức.

Sử dụng các tiện ích tra cứu.

Đọc các thông báo mới.

Xem hình ảnh.

Tất cả các ý trên.

Thư viện ảnh

 6 Ảnh | 6325 Lần xem
 9 Ảnh | 7783 Lần xem