07:15 ICT Chủ nhật, 08/09/2024

DANH MỤC

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 101

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 96


Hôm nayHôm nay : 8355

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 197713

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 31501561

Liên kết Website

Phần mềm In.Test
Violympic
Kết quả học tập
IOE
Bộ GD-ĐT
Giáo án điện tử
UBND tỉnh
Sở GD-ĐT Quảng Ngãi

Tin mới nhất

Trang nhất » Tin Tức » Bài viết

LMS TN2
40 nam

Thầy dạy - Trò tự học.

Thứ hai - 05/03/2012 22:25
Thầy dạy - Trò tự học.

Thầy dạy - Trò tự học.

Vấn đề đặt ra với nhà trường là làm thế nào để học sinh có thể làm chủ, tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tích cực, chủ động, sáng tạo, có kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Đó thực sự là những thách thức lớn đối với ngành giáo dục nói chung, nhà trường, thầy cô giáo nói riêng.

        Trong giai đoạn học tập ở nhà trường, việc tiếp thu kiến thức đương nhiên là việc quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, việc có ý nghĩa sâu xa đối với sự phát triển của con người là việc truyền thụ cho học sinh niềm say mê học tập, phương pháp tư duy khoa học, ý chí vươn tới khả năng sáng tạo. Nói cách khác, việc tạo dựng cho học sinh nền móng vững chắc cho việc tự học, tự phát triển trong suốt cuộc đời là sứ mệnh cao cả của giáo dục trong nhà trường.

        Để thực hiện được sứ mệnh này, trước hết phải có những người thầy giỏi là người dạy cho học sinh biết tự học. Thầy là tác nhân hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự đào tạo. Thầy là người kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của học sinh, trên cơ sở học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.

       Nhà giáo dục Disterverg người Đức đã viết: “Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lí; người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí ”.

       Hơn nữa, phải đổi mới mạnh mẽ lối “dạy học thụ động”, “truyền thụ một chiều”, “thầy giảng trò ghi nhớ” đang chiếm ưu thế trong nhà trường chúng ta hiện nay thành: “Thầy dạy - trò tự học”, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của học sinh.

       Mối quan hệ giữa dạy - tự học là mối quan hệ giữa ngoại lực và nội lực: Tác động dạy của thầy dù là vô cùng quan trọng đến mức “không thầy đố mày làm nên” vẫn là ngoại lực hỗ trợ, thúc đẩy, xúc tác, tạo điều kiện cho trò tự học, tự phát triển và trưởng thành; sức tự học của trò mới là nội lực, nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học.

       Chất lượng giáo dục đạt trình độ cao nhất khi tác động dạy của thầy - ngoại lực cộng hưởng với năng lực tự học của trò - nội lực, tạo ra năng lực tự học sáng tạo của người học.
       Như vậy, ngành giáo dục nói chung, nhà trường, thầy cô giáo nói riêng phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy và học tích cực trong đó cần quan tâm đến đổi mới phương pháp dạy - tự học để giúp cho học sinh sau khi ra đời vẫn muốn và có thể tiếp tục tự học mãi...

Tác giả bài viết: Phạm Văn Liên - PHT

Nguồn tin: tunghia2.com

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Đăng nhập thành viên

Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website này thế nào?

Nội dung phong phú.

Thiết kế đẹp.

Thông tin kịp thời.

Đáp ứng các yêu cầu tra cứu.

Tất cả các ý kiến trên

Thư viện ảnh

 6 Ảnh | 6563 Lần xem
 9 Ảnh | 8094 Lần xem