1. Giai đoạn sơ khai: từ tháng 8/1984 đến tháng 8/1992 Trước tình trạng nhiều học sinh các xã Tây Tư Nghĩa đang theo học tại Trường PTTH số 1 Tư Nghĩa do việc đi lại quá xa xôi nên phải bỏ học, Huyện uỷ, UBND huyện Tư Nghĩa đã đề nghị Sở Giáo dục Nghĩa Bình thành lập Trường PTTH số 2 Tư Nghĩa vào năm 1984 ( được Bộ Giáo dục công nhận vào tháng 4/1988). Năm học này, trường chỉ có 5 lớp học bao gồm 3 lớp 10 và 2 lớp 11 với khoản 256 học sinh; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên 14 người; chỉ có 6 phòng học cấp 4 đã cũ, một dãy nhà tập thể mái tôn vách đất.
Năm học 1985-1986, trường có 8 lớp gồm 3 lớp 10, 3lớp 11 và 2 lớp 12 học gần 400 học sinh. Khoá thi tốt nghiệp đầu tiên có …. Nhưng chỉ có … em đỗ tốt nghiệp. Đến năm học 1986-1987, trường có 10 lớp gồm 4 lớp 10, 3 lớp 11, 3 lớp 12, khoản 500 học sinh, tốt nghiệp …/…Năm học 1987-1988, trường có 12 lớp 541 học sinh, tốt nghiệp …./….Nhưng bắt đầu từ năm học 1988-1989, học sinh giảm dần qua từng năm.
Đến năm cuối năm học 1991-1992 sau khi học sinh khối 12 ra trường, trường chỉ còn 5 lớp. Đầu năm học 1992-1993, tuyển sinh vào lớp 10 cho năm học mới 150 học sinh nhưng vẫn không đủ chỉ tiêu. Tình hình đó, giải pháp chửa cháy được thực hiện là vào tháng 9 năm 1992 phải sát nhập bậc THCS của trường THCS số 1 Nghĩa Thắng vào để trường PTTH số 2 Tư Nghĩa có thể tồn tại.
2. Giai đoạn củng cố: từ tháng 9/1992 đến tháng 8/2002 Tháng 9 năm 1992 trường PTTH số 2 Tư Nghĩa được củng cố với 2 bậc học: Bậc PHTH và bậc THCS. Lúc này trường có …..lớp , …học sinh, cán bộ , giáo viên, nhân viên có …người.
Bắt đầu từ năm học này (1992-1993), trường PTTH số 2 Tư Nghĩa được củng cố về mọi mặt. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, số lớp học , số học sinh tăng lên….., CSVC được tăng cường. Đặc biệt, hoạt đông chuyên môn của trường có những chuyển biến tích cực; nền nếp kỷ cương dạy-học được củng cố, việc thực hiện chương trình được chỉ đạo chặt chẽ, các hoạt động dự giờ-thăm lớp, thao giảng chuyên đề được đẩy mạnh, hoạt động kiểm tra chuyên môn được tổ chức thực hiện thường xuyên; công tác bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng học sinh giỏi được quan tâm đúng mức; bên cạnh đó, các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, vẽ tranh được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi. Chính vì những hoạt động nêu trên chất lượng giáo dục được tăng lên, nhà trường không ngừng phát triển.
Đến năm học 2001-2002, trường có 42 lớp học, 1863 học sinh ở cả 2 bậc học (Bậc THPT có 28 lớp, 1252 học sinh; THCS có 14 lớp 611 học sinh), đội ngũ cán bộ: BGH có 2 người, giáo viên dứng lớp có 72 người, nhân viên có 4 người; chỉ có 21 phòng học không có thư viện và các phòng chức năng. Lúc này, việc tách bậc THCS khỏi trường là một yêu cầu bức thiết.
Do đó, tháng 9 năm 2002, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ra quyết định tách bậc THCS thành lập Trường THCS Nghĩa Thuận trực thuộc phòng Giáo dục-Đào tạo Tư Nghĩa.
3. Giai đoạn ổn định và phát triển: từ tháng 9/2002 đến nay Khai giảng năm học 2002-2003, trường THPT số 2 Tư Nghiã có 1278 học sinh với 29 lớp. Cán bộ, giáo viên, nhân viên có 61 người. Đội ngũ giáo viên đạt tỉ lệ 1,8 giáo viên/ lớp. Cũng năm này UBND huyện Tư Nghĩa triển khai xây dựng 20 phòng học 2 tầng và khu hiệ bộ 14 phòng làm việc. Nhà trường lúc này như một công trường xây dựng, phải khắc phục mọi khó khăn để triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học có hiệu quả. Đến cuối năm học 20 phòng học mới được bàn giao đưa vào sử dụng. Về dạy-học năm học này trường gặt hái được nhiều thắng lợi: có 10 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh , ….học sinh giỏi cấp tỉnh, đặc biệt có 2 học sinh giỏi quốc gia, nhiều giải thưởng HKPĐ, Văn nghệ , Vẽ tranh …ở cấp Tỉnh đã mang lại niềm hứng khởi, tự tin cho thày-trò và phụ huynh học sinh của toàn trường.
Từ năm học 2003-2004, Sở GD-ĐT Quảng ngãi giao cho trường nhiệm vụ mở lớp hệ ngoài công lập cho những học sinh không trúng tuyển được vào học. Năm học này trường có 32 lớp; ban giám hiệu có 3 người, giáo viên đứng lớp có 57 người đạt tỉ lệ 1,9 giáo viên/lớp, nhân viên có 9 người. Phát huy thành quả của năm học trước, các hoạt động giáo dục được đẩy mạnh theo hướng toàn diện; công tác bối dưỡng giáo viên và học sinh được chú trọng hơn lên.
Năm học 2007-2008, trường ngưng tuyển hệ ngoài công lập và được giao tuyển sinh hệ giáo dục thường xuyên. Thế là từ năm học này cho đến năm học 2009-2010, trong nhà trường tồn tại 3 loại hình trường: công lập, bán công và giáo dục thường xuyên. Tuy vậy, nhà trường cũng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao; chất lượng dạy-học ngày càng được nâng lên. Tháng 11 năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ngãi ra quyết định công nhận trường THPT số 2 Tư Nghĩa là trường THPT thứ 5 của tỉnh đạt chuẩn quốc gia.
Đến nay, trường THPT số 2 Tư Nghĩa có 1680 học sinh chia làm 38 lớp, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có 94 người, giáo viên đứng lớp đạt tỉ lệ 2,2 người/lớp; có 38 phòng học đảm bảo cho 1 lớp/phòng đủ để học 2 buổi/ngày; 3 phòng thí nghiệm Lý, Hoá, Sinh; 02 phòng máy vi tính đủ cho 38 lớp thực hành Tin học; khu hiệu bộ 14 phòng làm việc; vừa mới đưa vào sử dụng Nhà thi đấu đa chức năng có điẹn tích sử dụng rộng 1200m2.
Tư Nghĩa 2 hôm nay Từ năm 1984 đến nay, nhà trường đã giảng dạy cho trên 10.000 học sinh bậc THPT cho các xã phía tây Tư Nghĩa. Tổng số học sinh tốt nghiệp THPT là 6.945 em/ 8.212 em. Sau khi tốt nghiệp THPT các em toả đi khắp mọi miền đất nước học tập và làm việc trong các lĩnh vực kinh tế, các ngành nghề khác nhau; nhiều em là tiến sĩ đang làm việc ở nước ngoài, nhiều em là giảng viên của các trường đại học, cao đẳng , THCN, các bậc học phổ thông và mần non, là sĩ quan trong quân đội, Công an nhân dân, là giám đốc các doanh nghiệp…
Trường THPT số 2 Tư Nghĩa nâng bước các thế hệ học sinh vào đời lập thân, lập nghiệp, đóng góp công sức của mình vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sông sng với nhiệm vụ bảo vệ sự vẹn toàn Tổ quốc là niềm tự hào là ước muốn cháy bỏng của Đảng bộ, của cán bộ, nhân dân Tư Nghĩa , đặc biệt là của các xã Tây Tư Nghĩa.
ThS Phạm Kim Thành Nguyên Hiệu trưởng- bí thư chi bộ